Bình thường trẻ gái bước vào độ tuổi dậy thì trung bình từ 8 – 13 tuổi và ở trẻ trai là từ 9 – 14 tuổi. Dậy thì sớm là khi trẻ có các dấu hiệu phát triển về giới tính trước 8 tuổi đối với nữ và trước 9 tuổi đối với nam.
1. Hậu quả dậy thì sớm ở trẻ
– Ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ sự phát triển sớm hơn so với các bạn ở cùng trang lứa có thể gây ra tâm lý ngại ngùng, dễ làm trẻ tự ti, thiếu tự tin
– Chiều cao hạn chế: Thời điểm dậy thì có thể trẻ cao hơn so với các bạn cùng độ tuổi tuy nhiên, dậy thì sớm làm cho các khớp xương bị đóng sớm hơn bình thường, rút ngắn thời gian sinh trưởng do đó làm ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ khi trưởng thành.
– Có xu hướng quan hệ tình dục sớm trước tuổi trưởng thành gây hậu quả với trẻ gái là có thai ngoài ý muốn do chưa đủ kiến thức
– Ảnh hưởng tới chất lượng học tập của trẻ
– Với trẻ gái do ảnh hưởng rối loạn nội tiết sớm gây ra hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Thực tế, nếu dậy thì xảy ra đúng thời điểm thì khi đó các hệ cơ quan mới sẵn sàng để phối hợp nhịp nhàng với nhau, đưa đến sự phát triển tốt nhất cho cơ thể. Chính vì vậy, cha mẹ nên để ý đến chế độ ăn uống khoa học, tập luyện, ngủ nghỉ ở trẻ để hạn chế việc dậy thì sớm, giúp trẻ có cơ hội đạt chiều cao lý tưởng hơn khi trưởng thành. Đồng thời việc này cũng giúp tâm trí, cảm xúc và các kỹ năng xã hội của trẻ có thể đuổi kịp sự phát triển thể chất.
2. Nguyên nhân dậy thì sớm ở trẻ
Ngoài các nguyên nhân bệnh lý dẫn đến dậy thì sớm thì chúng ta phải điều trị nguyên nhân đó. Bên cạnh đó, dậy thì sớm còn có yếu tố:
– Giới tính. Con gái có khả năng dậy thì sớm gấp 10 lần so với con trai.
– Di truyền học. Thỉnh thoảng, dậy thì sớm có thể được kích hoạt bởi các đột biến gen kích hoạt giải phóng hormone giới tính. Hầu hết những đứa trẻ này thường có cha mẹ hoặc anh chị em có bất thường di truyền tương tự. Các yếu tố dinh dưỡng, lối sống ảnh hưởng đến việc dậy thì sớm ở trẻ có thể là:
– Béo phì. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa béo phì ở các cô gái trẻ và tăng nguy cơ dậy thì sớm.
– Lượng estrogen đưa vào cơ thể trẻ quá nhiều qua thực phẩm, đồ nhựa,…
– Do dùng 1 số thuốc gây tình trạng dậy thì sớm…
3. Cách khắc phục tình trạng dậy thì sớm ở trẻ
– Chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với lứa tuổi: chọn thực phẩm an toàn, tránh thực phẩm biến đối gen, tránh cho trẻ dùng quá nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo với hàm lượng đường cao, thức ăn nhanh, đồ hộp,…
– Tập cho trẻ thói quen tập thể dục thể thao hàng ngày, tăng cường vận động: Theo các chuyên gia, trẻ nên vận động ít nhất 30 phút/ngày để cơ thể phát triển khỏe mạnh, giảm tình trạng béo phì.
– Tránh cho trẻ tiếp xúc với những sản phẩm gây ảnh hưởng đến nồng độ estrogen và testosterone.
– Một số chất như BPA, DDT, chất dẻo, thuốc trừ sâu,… cũng ảnh hưởng đến tuổi khởi phát dậy thì.